Cách đọc thông số hộp giảm tốc là một kiến thức cơ bản mà bất kể ai làm trong lĩnh vực cơ khí hoặc truyền động đều phải biết. Tuy nhiên với những người mới bắt đầu tìm hiểu hoặc các anh chị Purchasing Staff không chuyên về sản phẩm này sẽ hơi khó để để đọc.
Trong bài viết này, Nam Phương Việt sẽ hướng dẫn bạn cách đọc thông số hộp số giảm tốc một cách chi tiết. Xem xong là biết đọc ngay!
Hộp số giảm tốc là gì? Vai trò và ứng dụng trong công nghiệp
Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu sơ lược một chút về thiết bị hộp số giảm tốc.
Hộp số giảm tốc là một thiết bị cơ khí quan trọng, được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như sản xuất, chế biến, vận tải và năng lượng. Chức năng chính của hộp giảm tốc là điều chỉnh tốc độ quay và tăng mô-men xoắn của động cơ, giúp đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và hiệu quả hơn.
Thiết bị này thường được sử dụng để giảm tốc độ quay của động cơ điện hoặc động cơ đốt trong, từ đó cung cấp mô-men xoắn đủ lớn để vận hành các máy móc công nghiệp. Việc sử dụng hộp giảm tốc giúp kéo dài tuổi thọ của hệ thống và tiết kiệm năng lượng một cách tối ưu.
Khi lựa chọn hộp giảm tốc, việc nắm vững các thông số kỹ thuật là rất quan trọng. Điều này không chỉ giúp bạn chọn đúng loại hộp giảm tốc phù hợp với yêu cầu công việc mà còn tránh những rủi ro về hiệu suất và sự cố kỹ thuật. Hiểu rõ cách đọc thông số hộp giảm tốc và ý nghĩa của chúng sẽ giúp tối ưu hóa việc vận hành và bảo trì thiết bị, từ đó tăng hiệu quả hoạt động cho toàn bộ hệ thống.
Dưới đây là những thông số cơ bản bạn cần nắm rõ.
Các thông số chính của hộp giảm tốc
- Tỉ số truyền (Gear Ratio): Cho biết động cơ cần quay bao nhiêu vòng để đầu ra quay một vòng. Tỉ số truyền càng cao, tốc độ đầu ra càng giảm, nhưng mô-men xoắn đầu ra lại tăng.
- Mô-men xoắn (Torque): Là lực xoắn tác động lên trục của hộp giảm tốc, thường được đo bằng đơn vị Newton-mét (Nm). Mô-men xoắn càng lớn, lực tác động càng mạnh, giúp hộp giảm tốc có khả năng truyền lực tốt hơn.
- Công suất động cơ (Motor Power): Được đo bằng kilowatt (kW) hoặc mã lực (HP), khi chọn hộp giảm tốc, công suất động cơ cần phải tương thích với hộp giảm tốc để đảm bảo sự hoạt động ổn định, tránh quá tải hoặc hư hỏng.
- Hiệu suất (Efficiency) của hộp giảm tốc: Là tỉ lệ giữa công suất đầu ra và công suất đầu vào, thể hiện mức độ thất thoát năng lượng trong quá trình truyền động.
- Kích thước trục và lỗ trục (Shaft Size and Bore Diameter): Thường được đo bằng đơn vị milimét (mm) hoặc inch, quyết định đến khả năng lắp đặt hộp giảm tốc vào hệ thống.
- Độ ồn (Noise Level): Là mức độ tiếng ồn mà thiết bị phát ra trong quá trình hoạt động, thường được đo bằng decibel (dB). Thông số này đặc biệt quan trọng đối với các ứng dụng trong phòng thí nghiệm, bệnh viện, hoặc văn phòng.
=> Tìm hiểu thêm: Tỉ số truyền hộp giảm tốc là gì? Cách tính tỉ số truyền
Cách đọc thông số hộp giảm tốc
Xét một hộp số giảm tốc của hãng Apex Dynamics dưới đây:
Cách đọc thông số hộp giảm tốc như sau:
Dòng đầu tiên bao gồm Logo và tên thương hiệu.
Dòng thứ 2 – Model No: AF060-S1-P2 | Là mã sản phẩm, bao gồm:
- AF060: Kích thước hộp giảm tốc, ở đây là hộp số giảm tốc dòng AF, kích thước 060.
- S1: Tùy chọn trục đầu ra, ở đây S1 chỉ trục đầu ra trơn tru, S2 là trục đầu ra có khóa, S3 là trục đầu ra theo tiêu chuẩn DIN 5480.
- P2: Là độ rơ hay khoảng hở răng (backlash), P0 là độ rơ vi mô, P1 là độ rơ giảm, P2 là độ rơ tiêu chuẩn.
Dòng thứ 3 – Ratio: Chỉ tỷ số truyền (005:1 nghĩa là đầu vào quay 5 vòng thì đầu ra quay 1 vòng).
Dòng thứ 4 – S/N: Số series của hộp giảm tốc
Dòng thứ 5 – Backlash: Độ rơ hay khoảng hở răng
Dòng cuối cùng là nguồn gốc xuất xứ của thiết bị.
Hy vọng qua bài viết này của Nam Phương Việt, bạn đã có cái nhìn tổng quan và sâu sắc hơn về cách đọc thông số hộp giảm tốc và hiểu các thông số quan trọng của hộp giảm tốc, từ đó giúp bạn đưa ra quyết định chính xác khi lựa chọn thiết bị cho hệ thống của mình.